Tiểu sử Nguyễn_Biện

Nguyễn Biện sinh 1394 Tại Làng Cương Gián,Huyện Nghi Xuân , Tỉnh Hà Tĩnh,ông nội Nguyễn Biện là Nguyễn Hợp, cha là Nguyễn Hội. Nguyễn Hợp dời nhà đến sống tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Tại đây Nguyễn Hợp đã cùng Nguyễn Hội khai dân lập ấp, mở mang nghề làm muối. Nguyễn Hội sinh hai con trai: Nguyễn Biện và Nguyễn Xí. Cha con Nguyễn Hội và Nguyễn Biện thường chở muối ra bán ở vùng Lương Giang, huyện Thiệu Hoá - Thanh Hoá, do đó rất thân quen với Lê Lợi khi đó là phụ đạo ở Lam Sơn.

Năm 1405 cha Nguyễn Biện bị hổ vồ chết tại quê nhà Thượng Xá, Nguyễn Biện cùng em Nguyễn Xí đến làm người nhà Lê Lợi.[3]

Năm 1416, Lê Lợi và 18 tướng lĩnh khác tham gia Hội thề Lũng Nhai, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức đánh đuổi quân Minh đang cướp phá.ông được phong tước phiêu kỵ thượng tướng quân, Anh trai của Lê Lai, Lê Lạn cũng tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn.

Năm 1418, mùa xuân, tháng Giêng, ngày Canh Thân, Lê Lợi xưng Bình Định vương phát động khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Biện và em trai Nguyễn Xí cùng tham gia, lúc đó ông 28 tuổi.

Ngày 16, tháng Giêng, tên phản bội Ái, dẫn quân Minh đi theo đường tắt, đánh úp đằng sau, bắt gia thuộc Lê Lợi và nhiều vợ con quân dân. Quân sĩ chán nản bỏ đi, chi có Lê Xí cùng Lê Lễ, Lê Náo, Lê Bí, Lê Đạp, Nguyễn Biện và Nguyễn Xí theo Lê Lợi nương náu trên núi Chí Linh.

Bấy giờ khoảng năm 1418 nghĩa quân Lam Sơn lực lượng còn yếu, thiếu lương, thường bị quân Minh vây đánh, tình thế hết sức ngặt nghèo. Lê Lợi đã hỏi về việc ai có thể đóng giả ông để cứu nguy cho toàn quân, Lê Lai đã nhận lời.

Khi ấy quân ta chỉ mới được nhỏ, mà thế giặc đương mạnh, Nhà vua bèn vời các tướng mà bảo rằng:

- Ai có thể thay mặc áo vàng của Trẫm, lĩnh năm trăm quân, hai thớt voi, đánh vào thành Tây Đô. Thấy giặc ra đối địch, thì tự xưng tên:

"Ta là chúa Lam Sơn đây!". Để cho giặc bắt? Cho ta được náu mình, nghỉ binh, thu họp cả quân sĩ, để mưu tính việc về sau!

Các tướng đều không dám nhận lời.Chỉ có Lê Lai thưa rằng:

- Tôi bằng lòng xin thay mặc áo nhà vua. Ngày sau Bệ Hạ gây nên đế nghiệp, có được thiên hạ, thương đến công tôi, cho con cháu muôn đời được chịu ơn nước. Đó là điều tôi mong mỏi!

Nhà vua lạy Trời mà khấn rằng:- Lê Lai, Nguyễn Biện có công thay đổi áo. Sau này trẫm cùng con cháu, và các tướng tá, hay con cháu các công thần, nếu không thương đến công ấy, thì xin đền đài hóa ra rừng núi; ấn vàng hóa ra đồng sắt; gươm thần hóa ra đao binh!

Nhà vua khấn xong, Lê Lai,Nguyễn Biện liền đem quân đến cửa trại giặc khiêu chiến. Giặc cậy quân mạnh xông đánh. Lê Lai, Nguyễn Biện cưỡi ngựa, phi vào giữa trận giặc, nói rằng:- Ta đây là chúa Lam Sơn!Giặc bèn xúm lại vây, bắt lấy Nguyễn Biện, Lê Lai đem về trong thành,Lê Lai bị chém đầu còn Nguyễn Biện Thì bị quân minh giải về Bắc Kinh, Sau khi chết Nguyễn Biện Được Vua Nhà Minh chôn ở dưới Tử Cấm Thành.

Sau khi kết thúc khởi nghĩa Lam Sơn Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đã truy phong cho các công thần hi sinh vì nước Nguyễn Biện được truy phong làm Thái phó Nghiêm quân công, vì Nguyễn Biện có công cùng Lê Lai cứu chúa và các tướng sĩ cứu nước, về sau được nhân dân suy tôn làm anh hùng dân tộc việt nam, Anh Hùng dân tộc Nguyễn Biện được thờ tại xã khánh Hợp,Huyện Nghi Lộc , Nghệ An.